Cách cầm vô lăng khi lái xe ô tô tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng nếu không đúng cách có thể dẫn đến nguy hiểm khi gặp phải tình huống xử lý gấp...
Cách cầm vô lăng đúng cách
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật.
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái
Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.
Chú ý: Trên vô-lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. |
Cách vần lô lăng khi xe vào cua
Để có thể làm chủ vô lăng một cách tốt nhất thì động tác kéo là kỹ năng cơ bản khi lái xe. Cụm điều hướng có cấu trúc khiến cho vô lăng thường tạo ra lực phản lại hướng đánh lái của bạn. Do vậy, tay đẩy ít có khả năng cho cảm giác đúng về lực và góc của đánh lái giống như tay kéo. Như thế, theo kỹ thuật quay vô lăng khi vào cua, chúng ta cần chú ý khi xe vào cua bên nào thì tay của bên đó sẽ dùng để kéo vô lăng và tay còn lại sẽ dùng để đẩy vô lăng. Cách lái xe như thế sẽ giúp người lái kiểm soát được khi bị vô lăng đánh trả lái.
Để có thể làm chủ vô lăng một cách tốt nhất thì động tác kéo là kỹ năng cơ bản khi lái xe. |
Khoảng cách tốt nhất từ vai đến vô lăng xe
Trước khi điều chỉnh ghế lái, tài xế cần căn khoảng cách để tay cầm vô lăng không bị quá duỗi hay bị quá gần. Nếu tay bị xa vô lăng thì tài xế khi cầm vô lăng rất khó khăn khi phải vần vô lăng nhiều vòng. Tuy nhiên, nếu tay bị đặt quá gần cũng gây khó khăn cho tài xế khi cần xử lý các tình huống nguy cấp. Các chuyên gia khuyên bạn tư thế lái xe ô tô đúng cách là cánh tay tạo nên một góc khoảng 120 độ so với vô lăng, tức là khoảng 30cm đến 40cm.
Cách đặt các ngón cái trên vô lăng
Có rất nhiều cách cầm vô lăng ô tô, cách chuẩn nhất là ngón tay cái của tài xế phải tỳ lên vô lăng của xe chứ không phải là nắm chặt. Với cách đặt ngón tay cái như vậy, tay bạn sẽ không nắm vô lăng một cách quá chặt hay quá lỏng. Hơn nữa, khi giữ tay theo cách đó, người lái trong xe có thể thấy rõ được phản xạ của vô lăng xe so với mặt đường. Trong trường hợp khi đang lái có xảy ra các tình huống gấp, tài xế sẽ không bị móc ngón tay cái vào trong vô lăng nên cũng không bị vặn cổ tay.
Có rất nhiều cách cầm vô lăng ô tô, cách chuẩn nhất là ngón tay cái của tài xế phải tỳ lên vô lăng của xe chứ không phải là nắm chặt. |
Cách điều chỉnh độ nghiêng lưng ghế lái
Tư thế lái thoải mái nhất cho tài xế khi lái xe mà không gây đau lưng chính là ngả ghế lái về phía sau. Góc ngả lý tưởng nhất là khoảng 20 độ. Khi lái xe, người lái nên thực hiện cách ngồi sau: ngồi thật kín, lưng và mông được áp thật sát vào góc gập của ghế lái. Nếu người lái không ngồi kín và không áp sát sẽ tạo ra khoảng hở khiến lưng bị cong hình chữ C, từ đó gây mỏi lưng và tổn thương cho cột sống nếu duy trì tư thế đó lâu dài.
Cách đạp chân ga, chân phanh và chân côn
Cũng giống như khoảng cách từ vai đến vô lăng xe, góc phù hợp cho chân đạp côn, chân đạp ga và chân đạp phanh là 120 độ. Với khoảng cách này, sẽ giúp cho tài xế có thể điều tiết được ga, phanh một cách thoải mái, hạn chế các chấn thương không đáng có do khoảng cách quá gần hay quá xa gây nên.
Cách đạp chân ga và chân phanh với khoảng cách 120 độ như trên của khủy gối, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đạp chân phanh và chân ga. Kỹ thuật đạp đó là: trụ gót và xoay cổ chân vào khoảng giữa của bàn đạp ga và đạp phanh. Người lái nên mang giày có kiểu dáng ôm chân và có độ mỏng vừa phải để trụ chân được vững cũng như cho cảm nhận chân ga tốt hơn, linh hoạt hơn.
Theo Cartimes